Tư thế ngồi học không đúng cách, ngồi bò ra bàn, ngồi cúi gằm mặt xuống, ngồi lâu nhưng không vận động,… là các nguyên nhân gây hiện tượng mỏi mắt, cận thị và các bệnh về cột sống của trẻ. Cong vẹo cột sống là căn bệnh học đường khá phổ biến hiện nay. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh học đường rất cao, trong đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam thường gặp ở trẻ em 12-15 tuổi.
Ngoài những nguyên nhân do bẩm sinh hoặc do bệnh lý thì phần lớn trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ em xảy ra bởi thói quen sinh hoạt thường ngày của bé. Đây là vấn đề quan trọng mà ba mẹ nên lưu tâm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của con.

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống bẩm sinh

Theo thống kê, vẹo cột sống bẩm sinh rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân khiến cột sống biến dạng ngay từ khi trẻ chào đời thường bắt nguồn từ tình trạng dị tật khiếm khuyết cột sống trong giai đoạn hình thành bào thai, cụ thể hơn là:

  • Cột sống không hình thành hoàn hảo (chỉ phát triển một phần).
  • Các đốt sống phân ly bất toàn.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền cũng góp phần phát sinh vấn đề trên.

Cong vẹo cột sống do bệnh lý thần kinh cơ

Một số vấn đề rối loạn ở hệ thần kinh, ví dụ như bại não, bại liệt hay loạn dưỡng cơ… thường khiến phần thân của trẻ rất yếu, khó có thể nâng đỡ cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể tác động trực tiếp đến cấu trúc cột sống, từ đó gây cong vẹo.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm mua bàn học chống gù theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Ngồi học sai tư thế

Theo nghiên cứu, tư thế ngồi học không đúng là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em. Một vài tư thế ngồi học không đúng mà các bé thường mắc phải có thể gồm:
– Cúi mặt sát bàn khi viết hoặc đọc sách.
– Tì ngực vào cạnh bàn hay thậm chí là nằm ra bàn trong lúc viết, học bài.
– Khoảng cách từ sách, vở đến mắt của bé quá xa.
– Vừa viết bài vừa dùng tay chống một bên đầu.
Nếu trẻ duy trì các tư thế trên trong thời gian dài, cột sống có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề và dần dần mất đi đường cong sinh lý.

cac tu the ngoi dung va sai

Mang balo, cặp sách quá nặng

Đôi khi, trọng lượng cặp sách của trẻ có thể nặng bất thường do đựng quá nhiều sách vở. Điều này gây nên những áp lực lên phần vai và cột sống của trẻ. Bên cạnh đó, một số bé có thói quen đeo balo lệch về một bên vai. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cột sống phát triển lệch dẫn đến cong vẹo cột sống.

Thường xuyên chơi điện thoại, máy tính bảng 

Thói quen ngồi cúi đầu chơi điện thoại, máy tính bảng lâu ngày khiến cột sống của trẻ bị cong vẹo. Ngoài những ảnh hưởng đến não và mắt, thói quen chơi các thiết bị hiện đại này còn có nguy cơ gây hại cho cột sống của trẻ khi trẻ luôn ngồi, nằm không đúng tư thế trong lúc sử dụng máy tính bảng hay điện thoại thông minh.

Xem thêm bài viết: Có nên mua bàn học thông minh cho con không?

Ảnh hưởng của cong vẹo cột sống tới trẻ

Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm; không gây tác hại nghiêm trọng tức thời; tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con. Đầu tiên là gây lệch trọng tâm cơ thể; làm trẻ bước đi không cân đối. Với các trường hợp nặng, cột sống vẹo lệch sang bên; thể hình thiếu thẩm mỹ; bắp thịt bị kéo căng và có hiện tương đau; xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí (giảm dung tích sống của phổi); chiều dài của lưng bị ngắn lại; xương chậu cũng có thể bị quay lệch; các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể bị chèn ép gây dị dạng thân hình; hạn chế vận động;… tác động xấu đến tâm lý của trẻ; hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng.

Cách phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống cho trẻ

Ngoại trừ trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh không thể phòng ngừa; ba mẹ có thể bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ cột sống bị cong vẹo bằng nhiều biện pháp đơn giản.

  • Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồ ăn cần có đủ chất dinh dưỡng; bổ sung nhiều canxi và vitamin A; D giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện.
  • Không mang cặp sách quá nặng; trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể; cặp phải có hai quai và đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao cho các cơ bắp; khớp khỏe; làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
  • Ngoài ra, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế hoặc cho bé sử dụng bàn học chống gù chống cận để tạo cho bé tư thế ngồi học đúng chuẩn và phòng tránh tình trạng trên.

Xem thêm bài viết: 5 lưu ý quan trọng khi mua bàn học cho con

Mong rằng bài viết này của Dolphin sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống cho con.

———————————–

🐋𝗗𝗢𝗟𝗣𝗛𝗜𝗡 – 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗯𝗮̀𝗻 𝗴𝗵𝗲̂́ 𝘁𝗵𝐚̂𝗻 𝘁𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗺𝗼̂𝗶 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴🐋

☎️ Hotline: 0989.914.5980978.116.052

Tags: , ,

bình luận

[ufc-fb-comments]