Cận thị học đường đang ngày càng trở nên đáng báo động khi tỷ lệ trẻ em mắc càng nhiều. Vậy có cách nào giúp các bậc phụ huynh giải toả nỗi lo lắng về căn bệnh học đường này? 

Cận thị học đường là gì?

Cận thị là tình trạng trẻ em mắc tật cận thị ở lứa tuổi đi học. Khi các em bị tình trạng này sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn các vật ở xa, khiến mắt phải liên tục điều tiết để thấy rõ các chi tiết. Hành động này sẽ gây ra tình trạng nhức mỏi mắt và đau đầu.

Cận thị ở lứa tuổi học đường được chia thành 3 mức độ khác nhau: 

  • Cận thị mức độ nhẹ: Từ -0.25 Diop đến -3 Diop
  • Cận thị mức độ trung bình: Từ -3.25 Diop đến -6 Diop
  • Cận thị mức độ nặng: Từ – 6.25 Diop trở lên

Cận thị có xu hướng tiến triển nhanh trong giai đoạn trẻ từ 5 – 15 tuổi (trung bình mỗi năm độ cận của mắt có thể tăng từ 0.75 – 1 độ). Nếu không được chăm sóc tốt, độ cận có thể tăng nhiều hơn.  

Bé bị loạn thị 2D, không đeo kính có tăng độ?

Nếu không được chăm sóc tốt độ cận sẽ tăng rất nhanh

Nguyên nhân gây ra cận thị học đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em mắc tật khúc xạ. Trong đó có 3 nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Sắp xếp việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý: cường độ học tập ngày càng dày, không có thời gian cho đôi mắt nghỉ ngơi. Cùng với môi trường học không có nguồn ánh sáng đảm bảo, không ngồi học đúng tư thế hoặc bàn ghế không phù hợp rất dễ khiến cho đôi mắt dễ mỏi, mờ.
  • Bị ảnh hưởng bởi công nghệ: ngày nay, trẻ em được tiếp cận với các thiết bị điện tử từ sớm để phục vụ cho học tập, giải trí. Lâu dần, các con bị phụ thuộc, thậm chí là “nghiện” sử dụng đồ công nghệ. Việc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến thị lực bị suy giảm cận thị cao, đặc biệt là học sinh trong lứa tuổi 7-9 tuổi và 12–14 tuổi.
  • Yếu tố di truyền: thông thường, nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 độ trở lên thì khả năng di truyền là 100%.

Hậu quả của cận thị học đường

Cận thị làm khả năng nhìn xa bị kém, nhìn chữ bị nhòe, viết chậm, nhầm dấu, sai chữ… Những điều này làm khả năng tiếp thu kiến thức của con bị chậm, kết quả học tập suy giảm. Lâu dần, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, rụt rè và thiếu tự tin.

Tùy theo từng mức độ cận sẽ có những tác động khác nhau đến cuộc sống, cụ thể: 

  • Cận ở mức độ nhẹ và trung bình: gây khó khăn trong những sinh hoạt ngày thường, ảnh hưởng quá trình học tập, gây cản trở khi tham gia hoạt động thể thao,… nhưng không nó sẽ không đe dọa sức khỏe của mắt. 
  • Cận ở mức độ nặng: ở mức độ này độ cận có thể tăng nhanh và biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm về mắt, lác mắt, gây nhược thị,… thậm chí có thể gây mù lòa

Fotos de Frustrated kid studying, Imágenes de Frustrated kid studying ⬇ Descargar | Depositphotos

Cận thị gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày

Bàn học thông minh chống cận Dolphin- giải quyết nỗi lo tình trạng cận thị học đường của con trẻ

Độ cao của bàn có thể điều chỉnh một cách linh hoạt phù hợp với vóc dáng của trẻ từ 3 tuổi đến 18 tuổi. Điều này giúp trẻ ngồi học vững chắc; thoải mái và đúng chuẩn tư thế; tránh việc ngồi quá gần hoặc quá xa. 

Mặt bàn có thể điều chỉnh góc nghiêng bằng piston thủy lực từ 0 đến 60 độ. Tùy thuộc vào các hoạt động của con mà bố mẹ có thể chỉnh độ nghiêng bàn cho phù hợp. Ngoài ra, mặt bàn còn được phủ lớp matte phản sáng chống lóa; chống cận vô cùng hiệu quả.

Các sản phẩm bàn học thông minh mang thương hiệu Dolphin được thiết kế độc đáo với kiểu dáng hiện đại; màu sắc bắt mắt sẽ giúp trẻ hứng thú mỗi khi tới giờ học. 

Sử dụng bàn ghế thông minh Dolphin giúp rèn luyện thói quen ngồi học đúng đắn. Do vậy, ngay cả khi ngồi học trong khoảng thời gian dài, trẻ vẫn luôn tập trung và không còn mệt mỏi, uể oải nữa.

Cận thị học đường đang trở nên đáng báo động khi tỷ lệ trẻ em mắc càng ngày càng nhiều. Hãy cùng Dolphin bảo vệ đôi mắt con trẻ bằng cách liên hệ để nhận tư vấn ngay nhé!

Tags: , , , ,

bình luận

[ufc-fb-comments]