Hiện nay, bệnh lý học đường ở trẻ nhỏ, ở lứa tuổi học sinh đang trở nên phổ biến và đáng nghi ngại. Đối với bậc Cha Mẹ, phụ huynh, đây còn là một vấn đề cần phải giải quyết triệt để vì tương lai và sự phát triển của con em sau này. 

Những bạn học sinh sẽ có thể mắc phải những loại bệnh lý học đường khác nhau nhưng những bệnh thường gặp đó là những bệnh về xương, vóc dáng, … hoặc những bệnh về tâm lý. Tất cả những bệnh lý này nếu như không có cách phòng tránh, giải quyết sau một thời gian sẽ trở nên nghiêm trọng. 

Nhưng, với sự phát triển của y học hiện nay và sự chú tâm tới đời sống tinh thần, sức khỏe của các bậc Cha Mẹ tới con em của mình. Việc tìm hiểu và có những cách phòng tránh bệnh lý học đường đã không còn trở nên khó khăn, nan giải. Hãy cùng Dolphin tìm hiểu về những bệnh lý học đường này nhé!

Cong vẹo cột sống – bệnh lý học đường ảnh hưởng tới vóc dáng

Nguyên nhân: Bệnh cong vẹo cột sống thường xảy ở các bạn học sinh từ độ tuổi 8 – 14 tuổi vì đây là giai đoạn xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Cong vẹo cột sống là sự bất thường của cột sống bị cong về bên trái hoặc bên phải. Vì cột sống phải chịu áp lực dưới một tác nhân nào đó ( ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng, bàn học không đúng tiêu chuẩn, … ) nên không thể phát triển một cách bình thường, sẽ có xu hướng cong vẹo sang một bên. Trên thế giới, bệnh lý học đường cong vẹo cột sống được ước tính khoảng 40 bạn học sinh sẽ có 1 bạn học sinh mắc phải với những mức độ nặng nhẹ khác nhau

Bệnh cong vẹo cốt sống ở trẻ

Cách phòng tránh: Cách hiệu quả và đơn giản nhất Cha Mẹ có thể áp dụng cho con trẻ là ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo lệch sang một bên. Bàn ghế học phải phù hợp với lứa tuổi phát triển, chiều cao của trẻ ( bàn ghế học không quá cao hoặc quá thấp ) Cha Mẹ có thể tham khảo các loại bàn ghế học tập thông minh tại đây. Hạn chế cho trẻ phải mang vác những vật nặng hoặc tập thể thao với cường độ cao, … Bên cạnh đó, Cha Mẹ cũng nên xây dựng cho con trẻ những chế độ dinh dưỡng hợp lý với sự phát triển xương khớp ở trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm canxi qua thịt cua, tôm, các loại sữa, … 

Tật khúc xạ mắt – bệnh lý học đường ảnh hưởng tới thị lực

Nguyên nhân: Bệnh lý học đường này thường là cận thị hoặc viễn thị. Hiện nay, đang có khoảng 15% học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mắc phải và có dấu hiệu, nguy cơ tăng cao. Cận thị xảy ra khi tiêu cự nhãn cầu dài hơn so với bình thường, khiến mắt không thể nhìn rõ đồ vật hoặc do giác mạc có độ cong quá lớn do đó ánh sáng đi vào mắt là không tập trung một cách chính xác. Các tia sáng của hình ảnh tập trung vào phía trước võng mạc, phần nhạy cảm ánh sáng của mắt, hơn là trực tiếp trên võng mạc, gây mờ mắt. Nguyên nhân cận thị ở học đường thường là do ánh sáng không đủ, ngồi quá xa bảng hoặc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài, …

Tật khúc xạ mắt ở trẻ

Cách phòng tránh: Để phòng tránh bệnh lý học đường này, Cha Mẹ nên lưu ý về góc học tập của con trẻ. Nên đảm bảo nguồn sáng đầy đủ bằng cách sử dụng những loại đèn học có chất lượng cao, đèn học chống cận và không nên cho con tiếp xúc với ánh sáng xanh ( thường có ở các thiết bị điện tử ). Không nên cho con ngồi xem TV ở khoảng cách quá gần, nên cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, … với thời lượng khoa học. Nên có những khoảng nghỉ cho mắt ( 1 – 3 phút ) nếu con phải học trực tuyến trong thời gian dài. Cha mẹ nên bổ sung thêm cho con những loại vitamin A có trong rau củ, cá, … hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. 

Béo phì – bệnh lý ảnh hưởng phát triển thể chất

Nguyên nhân: Tình trạng bệnh béo phì ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng tăng cao. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến béo phì có thể do di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, không khoa học, lười tập thể dục thể thao, vận động. Bệnh béo phì thường sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ đối với vóc dáng của trẻ, nghiêm trọng hơn bệnh lý học đường này sẽ dẫn đến những chứng bệnh khác liên quan như tim mạch, các bệnh về xương khớp, thoái hóa khớp, ảnh hưởng đến tiêu hóa, … 

Bệnh béo phì ở trẻ

Cách phòng tránh: Béo phì không phải là một bệnh lý học đường quá khó để phòng tránh, điều trị. Cha Mẹ có thể tham khảo những nguồn trên các trang mạng về sức khỏe để từ đó xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên cho con vận động về thể chất một cách phù hợp, đăng ký cho con các lớp hoạt động cuối tuần như: bơi lội, bóng đá, … Và hạn chế cho con sử dụng những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, chứa nhiều chất ngọt, dầu mỡ, ….

Rối loạn sức khỏe tinh thần – bệnh lý mang nhiều tiềm ẩn

Nguyên nhân: Đây là chứng bệnh mà Cha Mẹ cần phải lưu tâm vì hiện nay, mức độ mắc phải những chứng bệnh liên quan tới tinh thần ở trẻ ngày càng cao, đó có thể là hội chứng Down, hội chứng tự kỷ tăng động, tăng động giảm chú ý, …. Nguyên nhân gây ra những hội chứng, bệnh lý này có thể do bẩm sinh hoặc  do môi trường như bạo lực học đường, lạm dục tình dục, phân biệt đối xử, tác động xấu tới từ gia đình như bố mẹ ly dị, tiền sử bị bạo hành, … Rối loạn sức khỏe tinh thần là một bệnh lý học đường có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng khiến các con luôn luôn cảm thấy áp lực, chán nản, mệt mỏi, tự khép mình lại với thế giới xung quanh thậm chí với những người thân trong gia đình. Một số trường hợp sẽ sử dụng và lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, … hoặc tồi tệ nhất là dẫn đến việc quyên sinh. 

Bệnh lý tinh thần ở trẻ

Cách phòng tránh:  Luôn quan tâm và bảo vệ con, xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho con. Cho trẻ một môi trường đầy tình thương yêu, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Ngoài việc chăm sóc thể chất cho con hãy học cách lắng nghe con nói chuyện, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống của con. Khuyến khích trẻ tự lập trong cuộc sống.

Lời kết

Các bậc Cha Mẹ, phụ huynh đều không mong muốn con trẻ của mình mắc phải bất kì một bệnh lý học đường nào. Lứa tuổi học sinh là một lứa tuổi mang nhiều kỉ niệm cho các con, là những bước đi đầu đời của các con trên con đường phát triển tương lai, tri thức sau này. Vì vậy nên, bậc Cha Mẹ, phụ huynh đều không mong muốn con trẻ của mình mắc phải bất kì một bệnh lý học đường nào. Cha Mẹ có thể sử dụng nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm bệnh lý học đường ở con để rồi từ đó có thể tìm được những phương pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả nhất. Dolphin chúc các bậc Cha Mẹ, phụ huynh và các con luôn luôn vui vẻ, mạnh khỏe về sức khỏe thể chất, đời sống và tinh thần !!!

bình luận

[ufc-fb-comments]